Đau vai trái là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nên lưu ý

November 28, 2024

Hiện tượng đau vai trái là vấn đề thường xảy ra ở nhiều người thuộc mọi độ tuổi. Hiện tượng đau sẽ bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để điều trị dứt điểm, người mắc phải cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau, qua đó đưa ra các phương án chữa trị phù hợp. Hãy cùng xem bài viết sau để hiểu hơn về tình trạng đau bả vai trái nhé.

1. Đau vai trái là gì?

Đau vai trái là một triệu chứng thường gặp, không chỉ làm hiệu quả công việc giảm mà còn làm người bệnh đối mặt với nhiều bất tiện khi tiến hành các hoạt động thường nhật ví dụ như thay trang phục, điều khiển xe cộ, chuẩn bị bữa ăn,…. Đau nhức bả vai trái thường xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm các chấn thương ở vùng vai và cổ; căng cơ do lạm dụng vai và cánh tay quá mức; các vấn đề về xương khớp,….

Thêm vào đó, cơn đau ở vai trái có khả năng không phải do bệnh lý gây ra mà nó chính là triệu chứng để cảnh báo những mối nguy hại lớn đối với sức khỏe.

Đau vai trái là một chứng bệnh phổ biến

2. Nguyên do gây đau vai trái

Có rất nhiều lý do dẫn đến đau vai trái. Nguyên nhân thường đến từ việc vận động không đúng tư thế trong sinh hoạt và công việc hàng ngày hoặc thậm chí là cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm. Bao gồm:

- Không thực hiện khởi động trước khi tập thể dục, luyện tập các động tác vội vàng, đột ngột khiến vai không được chuẩn bị để thích ứng làm xuất hiện triệu chứng đau nhức.

- Lối sống không hợp lý, tư thế làm việc sai cách, khuân vác nặng, thừa cân, không thường xuyên vận động….

- Tuổi cao, hệ xương khớp suy yếu, thiếu canxi và lão hóa góp phần tạo ra loãng xương.

- Người bị các bệnh liên quan đến tim mạch thường xuất hiện cơn đau ở bả vai trái cộng với cơn đau xuất phát từ ngực với triệu chứng chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, da tái nhợt và mất sức sống.

- Tai nạn giao thông và các hoạt động thể thao gây chấn thương gây sưng và đau ở vùng vai. Hoặc các bệnh như thoái hóa khớp, viêm gân và viêm khớp vai cũng là nguyên nhân.

- Bệnh lý viêm phổi trái là một trong những nguyên nhân gây ra đau nhức bả vai trái hay thấy nhất, cùng các biểu hiện như sốt cao.

- Trật khớp vai: Đây là chấn thương phổ biến nhất vì khớp vai bị đẩy lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến đau, sưng đỏ, khó cử động.

- Tình trạng thoát vị đĩa đệm vùng cổ tạo ra sự chèn ép áp lực lên rễ thần kinh. Gây nên hiện tượng đau từ cổ lan sang vùng vai và tay, thấy cảm giác tê bì.

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể dẫn đến đau vai trái

3. Các biểu hiện của đau vai trái

Các dấu hiệu của bệnh rất dễ nhận ra, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận diện qua các biểu hiện sau:

- Cơn đau nhức liên tục, âm ỉ thường xuất hiện tại vai trái, đau ở vai trái có thể kéo sang vai phải, cũng có thể kéo dài ra sau gáy.

- Khi ngủ dậy bệnh nhân cảm thấy khó cử động khớp vai trái và cần xoa bóp để giảm đau từ 15 đến 30 phút để vai có thể cử động lại bình thường.

- Tình trạng đau dai dẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến việc vận động vai. Các động tác co duỗi, xoáy bả vai bị hạn chế, dẫn đến khó khăn khi di chuyển. Tình trạng này gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày, người bệnh không thể chải đầu, thay quần áo, giơ tay.

- Hiện tượng tê bì xảy ra khi người bệnh gặp cơn đau dữ dội ở khớp vai trái, khi lớp màng này tiếp xúc với rễ thần kinh ở vai trái khiến người bệnh cảm thấy tê bì, và ngứa ran tại cánh tay, bàn tay.

Tê bì cánh tay và bàn tay là dấu hiệu của đau vai trái

4. Cách điều trị giúp hỗ trợ giảm đau vai trái hiệu quả

Nếu cơn đau mới xuất hiện và cơn đau do tai nạn hoặc do khớp hoạt động quá mức, có thể tự điều trị chứng viêm khớp và đau khớp tại nhà. Sau đây là những phương pháp điều trị đau vai trái tại nhà bạn có thể sử dụng.

Chườm đá hoặc chườm ấm

Thường dùng chườm lạnh khi thấy có dấu hiệu sưng tấy còn chườm nóng khi có cơn đau thường xuyên. Duy trì chườm đều đặn ngày 2 – 3 lần mỗi lần trong khoảng 15 phút.

Dùng gừng tươi

Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất gừng có thể giảm đau khớp. Chỉ cần uống trà gừng đun với nước và một ít mật ong mỗi ngày có thể giảm tình trạng đau nhức khớp.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nhiều người cho rằng nghỉ ngơi đồng nghĩa với bất động khớp, thực tế lại có thể khiến khớp dễ tổn thương và bị viêm. Các chuyên gia khuyến nghị nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp và tập thể dục nhẹ nhàng sau khi các triệu chứng viêm khớp giảm.

Thư giãn khớp vai

Thư giãn khớp vai có thể áp dụng khi người bệnh bị đau nhức bả vai do nguyên nhân căng cơ quá mức khi tập luyện thể thao hoặc lao động nặng nhọc. Nếu nguyên nhân là do căng cơ, cơn đau sẽ tự hết sau thời gian nghỉ ngơi nếu bệnh nhân cho cơ thể đủ thời gian phục hồi. Tránh hoạt động mạnh khi có cơn đau. Khi thư giãn khớp vai các cơ bắp, sụn viền, dây chằng vùng bả vai đang chịu áp lực sẽ được thả lỏng và thư giãn hơn.

Sử dụng thuốc

Áp dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Các cách điều trị đau vai gáy đã đề cập dù dễ thực hiện nhưng chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu không thấy giảm đau thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được chẩn đoán và điều trị.

Trên đây là một số thông tin về đau vai trái mà chúng tôi đã chia sẻ, giúp bạn đọc tham khảo. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạc đọc các kiến thức hữu ích, giải đáp được các thắc mắc liên quan đến vấn đề đau vai trái. Nhờ vậy, bạn có thể xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

>>> Tìm hiểu ngay:

Tê tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp: Biểu hiện, đối tượng và cách trị dứt điểm

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form